Aiki Jujitsu

TÌM HIỂU về HIỆP KHÍ NHU THUẬT (Aiki Jujitsu)

Cách đây hơn hàn ngàn năm, nước Nhật ở trong thời kỳ hết sức lạc hậu, tuyệt đại đa số nhân dân thuộc thành phần nông dân. Họ phải chống chọi với thiên tai tàn phá, lũ lụt, động đất.. nên đời sống rất khổ cực, nạn đói thường xuyên xảy ra. Tình hình xã hội rất phức tạp, cảnh chém giết lẫn nhau giành miếng ăn xảy ra mỗi ngày.
Bên cạnh những đám người không thích lao động chuyên sống về nghề cướp bốc, chiếm đoạt của người khác thì cũng có một lớp người mang danh hiệp sĩ, giỏi võ, họ lang thang khắp nơi để cứu giúp những người bị nạn…

Hiệp khí nhu thuật được coi là môn võ tự vệ không có tính tấn công, và được xây dựng trên nền tảng khoa học vật lý về luật thăng bằng, sức ly tâm, quy luật đòn bẩy và đặc biệt là lợi dụng những chỗ quan yếu đã được nghiên cứu kỹ để chế ngự, không chế đối phương, với một quan niệm về võ đạo hết sức rõ ràng đó l.

LỊCH SỬ JUJITSU

TỔ SƯ: Master Minoru Mochizuki (1907-2003)

0th dan, Meijin Aikido, IMAF.
9th dan, jujutsu.
8th dan, Iaijutsu.
8th dan, Judo.
5th dan, Kendo.
5th dan, Karate.

I. AIKI JUJITSU DAITO RYU :

– Thế kỷ thứ 10, tại Nhật, sứ quân Minamoto Yoshimitsu (còn được gọi là sứ quân Takeda) hậu duệ của Thái tổ thiên hoàng – sống tại hạt Takeda đã rút tỉa kinh nghiệm giao đấu để lập nên môn Hiệp khí Nhu thuật – Phái Daito (Aiki Jujitsu Daito Ryu) và môn này chỉ truyền trong gia tộc – gia truyền.

– Sau gần 10 thế kỷ giảng dạy và cải tiến theo luật cương nhu, năm 1898, Takeda Sukakư định danh cho môn võ gia truyền này là AIKIBUDO – Hiệp khí võ đạo

– Morihei Ueshiba (1983 – 1969) là một trong những kỳ nhân của võ lâm Nhật Bản với mấy mươi năm tầm sư học đạo, nhận tuyệt học nhiều môn võ Nhật kể cả các môn Nhu thuật nhưng người không truyền dạy môn nào. Khi biết môn AIKIBUDO, Morihei Ueshiba quyết tâm xin thọ giáo và võ sư Takeda Sukakư đã vượt gia quy để truyền Aikibudo cho môn đệ ngoại tộc này; sau đó còn cho phép Morihei Ueshiba dạy Aikibudo.

II. AIKIBUDO UESHIBA :

– Năm 1926, Morihei Ueshiba bắt đầu dạy Aikibudo tại khu Omo ở Tokyo (Trung tâm quảng bá võ thuật), người có nhiều đệ tử xuất thân từ các môn võ khác. Đặc biệt, sau khi chứng kiến kĩ thuật Aikibudo, võ sư Kano – vị sáng tổ môn Nhu đạo – đã gửi cao đồ xuất sắc của mình là Minoru Mochizuki đến với võ sư Morihei Ueshiba để luyện Aikibudo và Mochizuki đã trở nên truyền nhân ưu tú của Aikibudo Ueshiba

– Chứng kiến chiến tranh thế giới thứ II, võ sư Ueshiba quyết định không chấp nhận bạo lực và đã loại bỏ phần lớn các kỹ thuật hiểm hóc của Aikibudo. Rất may trong các truyền nhân đời thứ I của AikibudoUeshiba còn người vẫn gìn giữ nguồn kỹ thuật cổ truyền của Aikibudo (võ sư Mochizuki, võ sư Shioda…). Sau đó, võ sư Minoru Ueshiba đã cải tiến đòn thế Aikibudo và phối hợp với một số nhu thuật cổ truyền khác để tạo ra môn võ mới là Aikido. Người còn có công lập ra một tổ chức lấy tên Aikikai để các hệ phái hiệp khí (aiki) cùng sinh hoạt. Võ sư Morihei Ueshiba hoạt động cho sự nghiệp Aikido cho đến khi qua đời vì căn bệnh viêm gan hoàng đản.

– Võ sư Mochizuki lập viện Yoseikan (Dưỡng chính quán) để dạy các môn môn võ Nhật, trong đó có Aikibudo Daito Ryu với các tên gọi Aiki Jujitsu, Aikido cổ truyền hay Aikido Yoseikan… Gọi Aikido Yoseikan để phân biệt với “Judo Yosẹkan”, “Kendo Yoseikan”, “Karatedo Yoseikan”…của viện Yoseikan.

III. AIKIBUDO Mochizuki:

– Thực hiện hiệp ước văn hóa Pháp – Nhật, chính phủ Pháp mời một số võ sư Nhật đến Pháp để dạy. Bấy giờ, võ sư Morihei Ueshiba vẫn quý mến võ sư Minoru Mochizuki – môn đồ xuất sắc nhất của mình về Akibudo, vì vậy người đã đề cử võ sư Minoru Mochizuki đi Pháp. Mặt khác, võ sư Minoru Mochizuki được chọn còn vì ông là một trong số ít người Nhật tinh thông nhiều môn võ cổ truyền ở nước mình.

– Đến Pháp, võ sư Minoru Mochizuki lại lập viện Yoseikan để dạy các môn võ cổ truyền Nhật Bản – trong đó có Aikibudo với tên Aikido Yoseikan, nhưng lần này là nhằm phân biệt với:

Ø Môn Aikido hiện đại của sáng tổ Morihei Ueshiba

Ø Aikido cổ truyền của thầy Shioda (Bạn đồng khóa với võ sư Minoru Mochizuki, đệ tử Aikibudo của võ sư Morihei Ueshiba ), môn này được gọi là Aikido Yoshinkan (Dưỡng thần quán)

– Trong số môn sinh Pháp, Alain Floquet là đệ tử ưu tú nhất đã tiếp tục đi Nhật để thọ giáo với Chưởng môn của võ phái Aikibudo Daito Ryu – thầy Takeda Tokimune. Khi xuất sư, ông được giao phụ trách Aiki Budo Daito Ryu Châu Âu; võ sư Alain Floquet là Tổng đại diện Aikido Yoseikan Châu Âu, Giám đốc hiệp hội võ thuật C.E.R.A Pháp, cố vấn an ninh cá nhân và cộng đồng tòa án Paris.

Bình luận về bài viết này

Bình luận về bài viết này